Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm hoặc “ngủ gà, ngủ gật” vào ban ngày? Liệu những vấn đề nêu trên có phải là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ? Để có được câu trả lời, hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về những thông tin cơ bản liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ ngay trong bài viết dưới đây!
Rối loạn giấc ngủ là nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của con người, những triệu chứng này sẽ tác động khiến con người không thể ngủ ngon giấc một cách thường xuyên và lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu thực tế tại Hoa Kỳ, hơn 1/3 người lớn tuổi thường ngủ ít hơn 7 giờ trên một ngày, hơn 80% học sinh, sinh viên thực hiện khảo sát cho kết quả ngủ ít hơn 8 tiếng vào buổi tối. Đương nhiên, nếu nhìn khách quan thì chúng ta không thấy sự liên quan mật thiết của vấn đề này với chứng rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề của các cá nhân, những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ do căng thẳng, học tập, áp lực công việc. Vấn đề mất ngủ hoặc ngủ quá ít nếu xảy ra quá thường xuyên sẽ dần ảnh hưởng và cản trở đến cuộc sống hàng ngày của con người.
Trong một số trường hợp khác, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tinh thần hoặc thể chất. Vì vậy, để dứt điểm được tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài thì bạn nên phát hiện kịp thời các triệu chứng, tìm ra nguyên nhân và liên hệ với chuyên gia, bác sĩ để được hỗ trợ theo chuẩn chuyên môn.
Mặc dù chúng ta gọi chung là rối loạn giấc ngủ, thế nhưng chứng bệnh này cũng có khá nhiều loại rối loạn khác nhau, cụ thể bao gồm:
Mất ngủ là một trong những chứng rối loạn điển hình và dễ phát hiện nhất của chứng rối loạn giấc ngủ. Đây là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm và không thể đi ngủ trở lại. Chứng mất ngủ có thể xuất hiện và để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta bao gồm:
Có thể nói, nhưng thở trong lúc ngủ là một tình trạng bệnh lý tương đối nguy hiểm với điển hình là sự ngừng thở đột ngột trong lúc ngủ. Với hiện tượng này, cơ thể bạn sẽ hấp thụ ít oxy hơn, đây cũng chính là lý do khiến bạn bị thức giấc vào ban đêm.
Ngưng thở khi ngủ được các chuyên gia chia làm 2 loại bao gồm ngưng thở do tắc nghẽn đường thở hoặc ngưng thở khi ngủ trung tâm. Tuy nhiên, dù vì lý do gì thì khi thấy tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ kéo dài, bạn vẫn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia để khắc phục kịp thời.
Có thể nói, Parasomnias là một loại rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi các cử động hành vi bất thường trong lúc ngủ như mộng du, nói mớ, rên rỉ, nghiến răng, gặp ác mộng… Đa phần, những hành vì này đều được phát hiện bởi người ngoài còn người bị rối loạn giấc ngủ lại không hề phát hiện sự bất thường.
Đây là hội chứng miêu tả tình trạng một người có nhu cầu di chuyển chân quá mức vào ban đêm. Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ này thường sẽ cảm thấy khó chịu chân hoặc tay trong lúc ngủ, vì vậy họ sẽ có xu hướng chuyển động chân tay theo chu kì mặc dù đang ngủ. Phản ứng điển hình có thể nhắc đến là chân bị co giật trong quá trình ngủ. Tình trạng này thường khiến người bệnh bị thiếu ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
Có thể nói, ngủ rũ được đặc trưng bởi cơn buồn ngủ đột nhiên xuất hiện trong khi bạn đang thức. Dấu hiệu tiêu biểu có thể nhắc đến là tình trạng đột nhiên mệt mỏi và chìm vào giấc ngủ ngay lập tức mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nghiêm trọng hơn nữa, chứng ngủ rũ có thể liên quan đến bệnh đa xơ cứng hoặc một số rối loạn thần kinh nhất định.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn giấc ngủ, cơ thể của con người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể điểm qua một số triệu chứng chung của chứng rối loạn này dưới đây!
Hiện nay, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến rối loạn giấc ngủ, cụ thể bao gồm những nguyên nhân dưới đây:
Mặc dù chứng rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện ít nhất một lần mới tất cả mọi người trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai bị cũng cần tìm đến bác sĩ, cụ thể nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây thì nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ để được hỗ trợ:
Có thể nói, đây là một số dấu hiệu thể hiện chứng rối loạn giấc ngủ của bạn đang biến chuyển nghiêm trọng và bạn cần sự can thiệp kịp thời từ y khoa để được hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Khi bạn xuất hiện những vấn đề bất thường liên quan đến giấc ngủ và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, các chuyên gia đầu tiên sẽ tiến hành khám sức khỏe cơ bản và thu thập những thông tin liên quan đến triệu chứng rối loạn giấc ngủ bạn thường gặp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng một số phương pháp chuyên môn dưới đây:
Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography- PSG): Đây là một bài kiểm tra được thực hiện khi bạn đã chìm vào giấc ngủ hoàn toàn. Bác sĩ sẽ quan sát bạn khi bạn ngủ, ghi lại dữ liệu về kiểu ngủ của bạn cũng như các thông số liên quan để xác định chứng rối loạn giấc ngủ bạn đang gặp phải, đặc biệt là chứng ngưng thở trong lúc ngủ.
Đo điện não đồ (EEG): Đối với việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, điện não đồ sẽ có tác dụng đo và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến chứng bệnh này
Kiểm tra độ trễ nhiều lần ngủ (MSLT): Đây là phương pháp kiểm tra các giấc ngủ ngắn vào ban ngày kết hợp với PSG ban đêm để có thể chẩn đoán chính xác chứng bệnh, đặc biệt là chứng ngủ rũ.
Từ những chẩn đoán ban đầu này, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Với những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, các bác sĩ sau khi thăm khám thường sẽ đưa ra một vài giải pháp điều trị kết hợp giữa thuốc và điều chỉnh lối sống. Cụ thể sư sau:
Với những vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ, bên cạnh việc sử dụng thuốc hỗ trợ thì bạn nên bắt đầu điều chỉnh lối sống để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cụ thể bao gồm:
Việc duy trì thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn. Nhìn chung, bạn hãy cố gắng duy trì lối sinh hoạt lành mạnh kết hợp cùng phương pháp điều trị y tế của bác sĩ để nhanh chóng có được hiệu quả tốt nhất
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã có thêm kiến thức cần thiết để phát hiện kịp thời dấu hiện rối loạn giấc ngủ của bản thân, từ đó tự có giải pháp khắc phục kịp thời hoặc tìm đến chuyên gia/bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ chuyên môn.