Nguyệt Hoàng
Nguyệt hiện là Thạc Sĩ ngành tâm lý tại trường Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn. Nguyệt đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu cũng như tìm hiểu sâu về các bệnh tâm lý, tâm lý hành vi,...
Rối loạn hoảng sợ từ lâu đã được biết đến là một chứng bệnh tâm lý liên quan đến trạng thái cảm xúc của con người. Rối loạn hoảng sợ không tương đồng với nỗi sợ hãi thông thường mà thường là sự sợ hãi, cơn hoảng loạn xuất hiện thường xuyên cho dù không xuất hiện tác nhân thực tế.
Cụ thể, rối loạn hoảng sợ là gì và làm thế nào để cải thiện chứng bệnh tâm lý này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Rối loạn hoảng sợ là chứng bệnh tâm lý thuộc nhóm các rối loạn lo âu. Sở dĩ, chúng ta gọi là rối loạn hoảng sợ vì đây là tình trạng hoảng sợ, sợ hãi đến mức cực độ của người bệnh, là sự lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy ra một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không rõ lý do cụ thể.
Thậm chí, rối loạn hoảng sợ không chỉ là trạng thái tâm lý mà còn xuất hiện triệu chứng thể chất rõ ràng như nhịp tim tăng nhanh, khó thở, đổ mồ hôi liên tục. Cơn hoảng sợ có thể bỗng dưng xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà không được báo trước, do đó người bệnh thường có xu hướng né tránh nơi thường xuất hiện tình trạng hoảng sợ đột ngột. Với những người tình trạng bệnh có diễn biến nặng, họ sẽ từ chối rời khỏi nhà để có cảm giác an toàn.
Theo nghiên cứu được công bố tại Mỹ thì cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc chứng rối loạn hoảng sợ mỗi năm. Chứng bệnh này thường bắt đầu xuất hiện và kéo dài từ năm 15- 25 tuổi và xuất hiện ở 3% người trưởng thành.
Cho đến nay, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng rối loạn hoảng sợ của con người. Tuy nhiên, thông qua một vài nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng chứng bệnh tâm lý này có thể liên quan đến yếu tố di truyền nhưng chưa được khẳng định chắc chắn.
Bên cạnh đó, chứng rối loạn hoảng sợ cũng liên quan đến một số thay đổi nhất định trong cuộc sống con người, chẳng hạn như bỏ học, kết hôn, sinh con, ly hôn… Nhìn chung, những chuyển biến lớn trong cuộc đời thường tạo ra căng thẳng và dẫn đến sự phát triển của chứng bệnh. Ngoài ra, các chất kích thích như caffeine, nicotine và một số chất khác có thể làm tăng các cơn hoảng loạn.
Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu xuất hiện ở thanh niên ở độ tuổi từ 15- 25, chủ yếu là từ 20-25 tuổi. Một người có thể được xác định mắc chứng rối loạn hoảng sợ khi xuất hiện ít nhất 4 cơn hoảng sợ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần và thể chất nhưng không có lý do rõ ràng. Chúng ta có thể nhắc đến một số triệu chứng phổ biến của chứng bệnh này dưới đây!
Chứng rối loạn hoảng sợ thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành, tuy nhiên nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc chứng rối loạn hoảng sợ nhiều hơn nam giới. Hiện nay, chúng ta có thể xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các cơn rối loạn hoảng sợ dưới đây:
Vì là một chứng bệnh tâm lý nên chúng ta không thể chắc chắn chứng bệnh sẽ được ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
Theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), mỗi năm có khoảng hơn 2,7% dân số Mỹ sau khi bước vào giai đoạn trưởng thành đều ít nhất một lần mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Trong đó, có hơn 44,8% người mắc chứng rối loạn hoảng sợ nghiêm trọng và cần đến sự can thiệp của bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý.
Vì là một chứng bệnh tâm lý điển hình nên rối loạn hoảng sợ đa phần sẽ gây ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của con người. Cụ thể, chứng bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
Khi trạng thái tinh thần bị hoảng loạn, bản thân chúng ta cũng rất khó để có sức khỏe ổn định, thậm chí là gây hại cho những người xung quanh. Chẳng hạn, nếu cơn hoảng sợ diễn ra bất chợt trong lúc người bệnh đang lái xe thì khả năng rất cao người bệnh sẽ gây ra tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Thực tế, không phải ai xuất hiện các cơn hoảng sợ cũng đều mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Vì vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thực hiện chẩn đoán chính xác triệu chứng của bệnh. Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, bệnh hoảng sợ được chẩn đoán qua những yếu tố cụ thể dưới đây:
Mặc dù chứng rối loạn hoảng sợ không gây nguy hiểm quá lớn cho người bệnh, tuy nhiên nếu bạn không có cách điều trị kịp thời thì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc điều trị đúng cách sẽ có thể giúp bạn giảm cường độ và tần suất của các cơn hoảng sợ, từ đó cải thiện dần chức năng trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể, tùy vào triệu chứng bệnh của bạn, chuyên gia sẽ định hướng để bạn điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc.
Tâm lý trị liệu hay còn được biết đến là liệu pháp trò chuyện, đây là phương pháp điều trị được ưu tiên để cải thiện chứng hoảng sợ của một cá nhân. Với liệu pháp này, nhà tâm lý sẽ trò chuyện, hỗ trợ để người bệnh tự hiểu được nguyên nhân hình thành bệnh, từ đó học cách tự đối phó với cơn hoảng sợ đó.
Trong tâm lý trị liệu, chuyên gia tâm lý có thể áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức để hỗ trợ thân chủ. Cụ thể, chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh cố nhớ lại các triệu chứng của chứng hoảng sợ theo xu hướng an toàn và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Liệu pháp này sẽ khiến người bệnh thông qua kinh nghiệm của bản thân phát hiện cá triệu chứng hoảng sợ không hề gây nguy hiểm cho mình. Khi bản thân người bệnh không còn cảm thấy bị đe dọa bởi các đơn hoảng sợ, người bệnh sẽ dễ dàng đối mặt với những tình huống có thể hình thành nên cơn hoảng sợ trước đó.
Sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng liên quan đến hoảng sợ cũng là một phương pháp hiệu quả mà các bác sĩ sẽ sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân. Tuy nhiên, đa phần bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc thì tình trạng bệnh của bệnh nhân có chuyển biến không mấy tích cực, cần sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Chúng ta có thể nhắc đến một số loại thuốc dưới đây:
Tùy vào trạng thái tâm lý và sức khỏe thể chất của bạn, bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra những giải pháp điều trị an toàn nhất. Do đó, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về tác dụng phụ và rủi ro có thể xảy ra trước khi điều trị bằng thuốc.