Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Khi nhắc đến rối loạn lo âu, chắc hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến cảm giác lo lắng, hoảng sợ quá mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây có phải là dấu hiệu của rối loạn lo âu hay không? Hiện nay đang xuất hiện những loại rối loạn lo âu nào ở con người? Hãy cùng Bacsitamly.vn tìm hiểu ngay qua những nội dung dưới đây!
Trong xã hội với những áp lực ngày càng gia tăng như hiện nay, tỷ lệ người mắc chứng rối loạn lo âu cũng ngày càng tăng nhanh chóng với những triệu chứng cơ bản giống với lo lắng thông thường.
Tuy nhiên, nếu lo lắng là phản ứng bình thường khi cá nhân đối mặt với căng thẳng trong những tình huống nhất định và nhanh chóng biến mất thì rối loạn lo âu thường là phản ứng lo lắng quá mức, thậm chí là sợ hãi khi đối mặt với một vấn đề nào đó trong thời gian dài.
Rối loạn lo âu là hành vi của một cá nhân cố gắng bằng mọi cách để tránh các tình huống làm kích hoạt, tăng mức độ trầm trọng các triệu chứng lo âu, sợ hãi mà họ gặp phải. Việc mắc rối loạn lo âu cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, kết quả học tập và việc thiết lập, gắn kết các mối quan hệ liên cá nhân.
Theo nghiên cứu thống kê, rối loạn lo âu có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 33,7% người trưởng thành vào một thời điểm trong đời. Tuy nhiên, rối loạn lo âu hoàn toàn có thể điều trị được khi người bệnh sẵn sàng đối mặt với vấn đề và tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, các sĩ tâm lý để tiếp tục một cuộc sống như người bình thường.
Hiện nay, các chuyên gia thường dựa vào triệu chứng cũng như nguyên nhân thúc đẩy phát triển hội chứng rối loạn lo âu để phân loại. Cụ thể, chúng ta có thể gặp phải một số hội chứng rối loạn lo âu phổ biến dưới đây:
Rối loạn lo âu lan tỏa còn được biết đến với cách gọi khác là rối loạn lo âu tổng quát, đây là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân bị lo lắng và căng thẳng quá mức gây nên các trở ngại hoặc khó khăn cho hoạt động hàng ngày. Sự lo lắng liên tục cũng khiến người bệnh mệt mỏi về thể chất, khó tập chung và mất ngủ kéo dài.
Với một cá nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ, họ thường có xu hướng trốn tránh khỏi những tình huống thúc đẩy các triệu chứng hoảng loạn. Thậm chí, người bị hoảng sợ quá mức có thể gặp phải những bất ổn vệ sức khỏe thể chất như tim đập quá nhanh, khó thở, run rẩy… Vì những triệu chứng này quá nghiêm trọng nên nhiều người trải qua cơn hoảng loạn thường lo lắng về vấn đề sức khỏe thể chất như bị đau tim, cao huyết áp…
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được đặc trưng bởi nỗi lo lắng, sợ hãi quá mức và dai dẳng về một đối tượng, tình huống cũng như hoạt động cụ thể nào đó, mặc dù điều đó hoàn toàn không gây hại. Người bệnh cũng hiểu được nỗi sợ hãi của họ là quá mức, tuy nhiên lại không thể vượt qua. Chẳng hạn như sợ độ cao, sợ nhện, sợ nói trước đám đông…
Rối loạn lo âu xã hội còn được biết đến là ám ảnh xã hội, đây được biết đến là cảm giác lo lắng, sự tự ý thức về các tình huống xã hội hàng ngày. Người bệnh có thể lo lắng quá mức về việc người khác đánh giá mình, đặc biệt là những tình huống bị nói xấu, bị từ chối hoặc bị coi thường khi tương tác xã hội. Điều này vô hình khiến họ khép mình, không còn muốn bộc lộ bản thân hoặc giao tiếp liên cá nhân để tránh những tổn thương gây ám ảnh.
Loại lo âu này thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em, họ thường bị lo lắng và sợ hãi quá mức về việc phải xa cách với những người đã gắn bó. Một người bị rối loạn lo âu ly thân thường lo lắng, suy nghĩ nhiều về việc mất đi những người gần gũi, thậm chí là việc gắn kết quá mạnh mẽ, từ chối rời khỏi người gắn bó vì bất cứ lý do gì. Hội chứng này thường bắt đầu từ ám ảnh ở thời thơ ấu và bộc lộ rõ ràng hơn khi trưởng thành.
Hiện nay, các bác sĩ tâm lý đã xác định được triệu chứng chính dẫn đến rối loạn lo âu là cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng quá mức của cá nhân, cảm giác lo lắng cần phải kéo dài liên tục trong ít nhất hai tuần. Ngoài triệu chứng điển hình nêu trên, rối loạn lo âu còn kèm theo một số dấu hiệu khác liên quan đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Cụ thể như sau:
Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến rối loạn lo âu. Thế nhưng, họ cũng xác định rằng rối loạn lo âu có thể hình thành do một hoặc một vài tác nhân dưới đây:
Cho đến hiện nay, các triệu chứng của rối loạn lo âu đã được nghiên cứu và bác sĩ hoàn toàn có thể chẩn đoán chính xác tình hình bệnh qua việc trao đổi, tìm hiểu về triệu chứng và khai thác thông tin từ bệnh nhân.
Thế nhưng, nếu các dấu hiệu của bệnh không được phát hiện đúng lúc hoặc người bệnh không tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia thì hoàn toàn có thể gây nên một số ảnh hưởng, thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh và người thân trong gia đình. Cụ thể, chứng bệnh có thể gây nên một số nguy hiểm dưới đây:
Cũng giống như những chứng bệnh tâm lý khác, rối loạn lo âu cần được điều trị để bệnh nhân đối mặt với vấn đề mình đang gặp phải, từ đó làm dứt điểm hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân có được một cuộc sống như bình thường. Cụ thể, tùy vào tình trạng bệnh, các chuyên gia và bác sĩ tâm lý sẽ xây dựng phác đồ điều trị sử dụng phương pháp phù hợp nhất với bệnh nhân.
Mặc dù thuốc điều trị không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh tâm lý này, thế nhưng thuốc sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh dễ dàng tiếp nhận các phương pháp trị liệu tốt hơn. Cụ thể, các bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc điều trị sau:
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể trao đổi rõ hơn với bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng, người bệnh cũng cần tìm đến chuyên gia tâm lý để có phương pháp trị liệu cụ thể nhằm điều trị dứt điểm vấn đề gây bệnh.
Với phương pháp này, chuyên gia sẽ trị liệu bằng cách trò chuyện, trao đổi để tìm ra vấn đề bệnh nhân đang phải đối mặt, từ đó hỗ trợ đưa ra các chiến lược thúc đẩy bệnh nhân lựa chọn để thoát khỏi cái bóng gây ám ảnh tâm lý. Các liệu pháp tâm lý cụ thể bao gồm:
Mặc dù có thăm khám, sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý thường xuyên nhưng nếu bệnh nhân cùng người nhà không thật sự nghiêm túc trị liệu thì chắc chắn sẽ không thể chiến thắng rối loạn lo âu. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với tự điều trị tại nhà để có được kết quả tốt nhất. Cụ thể, bạn cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
Trên đây là một số chia sẻ cụ thể liên quan đến các loại rối loạn lo âu, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh tâm lý điển hình này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về rối loạn lo âu và phát hiện kịp thời dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng tiếp nhận trị liệu, ngăn chặn tình hình bệnh diễn biến nặng hơn và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.