Tuyết Tính
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết tốt nghiệp Khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/ tham vấn về tâm lý và đào tạo kỹ năng mềm cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
Theo thống kê tại các quốc gia Châu Âu, cứ 1000 người thì có khoảng từ 3 – 5 người bị rối loạn phân ly, xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, và trẻ vị thành niên là đối tượng đáng quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, nếu bạn đang là phụ huynh hoặc bạn quan tâm đến vấn đề của trẻ em, bài viết sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả đối với bệnh rối loạn phân ly ở trẻ.
Rối loạn phân ly hay rối loạn thần kinh chức năng là những rối loạn tâm thần, khi đó những người mắc bệnh sẽ cảm thấy bản thân như mất một khoảng thời gian những gì họ đã trải qua. Vì sự mất kết nối giữa cảm xúc, nhận thức, tri giác, hành vi của họ bị gián đoạn và mất tự chủ.
Vỏ não có vai trò then chốt đối với trí nhớ, tri giác, nhận thức, tư duy, và ý thức. Nếu quá trình hoạt động của vỏ não bị suy yếu, thoát khỏi sự kiềm chế của dưới vỏ làm tăng cảm xúc.
Do đó, khi con người trải qua các sang chấn tâm lý có kích thích mạnh mẽ đến vỏ não, dẫn đến sự mất kiểm soát. Khi vỏ não không tự điều hòa thì hoạt động của vùng dưới vỏ não sẽ tăng lên, xuất hiện các triệu chứng của rối Loạn phân Ly. Đây được xem như một cơ chế để bảo vệ bản thân bệnh nhân chống lại các chấn thương, căng thẳng do tâm lý gây ra.
Như đã đề cập ở trên, vỏ não hoạt động suy yếu cộng với tác động của sang chấn tâm lý dẫn đến xuất hiện các triệu chứng rối loạn phân ly. Tuy nhiên, theo các chuyên viên tâm lý, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rối loạn phân ly được gây ra bởi tổn thương não bộ, vì vậy nó được gọi là bệnh lý chức năng.
Nguyên nhân chủ yếu được chẩn đoán:
Các biểu hiện rối loạn phân ly không theo sơ đồ giải phẫu đã được biết đến mà nó dựa trên tưởng tượng của bệnh nhân, do vậy các biểu hiện rất đa dạng. Kết quả lâm sàng cho thấy rối loạn xuất hiện theo từng cơn và khó kiểm soát.
Biểu hiện thường gặp như: ngất, co giật, liệt, mất cảm giác, run, tim đập nhanh, mất giác quan như mù, điếc….
Nhưng những đau đớn này lại không tương đồng với biểu hiện trên cơ thể, nghĩa là trạng thái cơ thể vẫn bình thường, nhưng xuất hiện những biểu hiện trên khi bệnh nhân “lên cơn”.
Như một số bệnh nhân sẽ thấy khó thở nhưng lưu lượng oxy vào phổi không giảm, cơ quan mắt vẫn hoạt động bình thường nhưng lại biểu hiện như không nhìn thấy gì, do vậy bác sĩ cần dựa trên các biểu hiện rối loạn để có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn phân ly chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý, trong đó có thể kể đến liệu pháp ám thị, chẳng hạn nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bệnh nhân “bị mù” mang đến hiệu quả. Một số trường hợp cần kết hợp điều trị với châm cứu, bấm huyệt nhằm tạo niềm tin cho bệnh nhân vào quá trình điều trị.
Quá trình điều trị mất nhiều thời gian, do vậy cần sự kiên trì của bệnh nhân và gia đình, trong thời gian này gia đình, người thân cần quan tâm, nâng đỡ, chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, nên kết hợp với việc nâng cao thể trạng, bồi dưỡng nhân cách, tạo không gian môi trường sống phù hợp lấy lại sự cân bằng, cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân.
Trong quá trình điều trị gia đình, người thân cần chú ý các điều sau:
Sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn phân ly là do nhân cách yếu. Vì thế các bậc phụ huynh cần có những phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đúng đắn, nhằm giúp trẻ phát triển não bộ, bồi dưỡng nhân cách và có môi trường phát triển toàn diện.
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao tăng cường sức khỏe, vui chơi giải trí phù hợp như cho trẻ tập võ, học các môn năng khiếu trẻ yêu thích như ca, múa, hát, vẽ…cho trẻ đọc sách giúp bồi dưỡng trí tuệ, tình thương yêu và nhân cách.
Phát triển song song cả thể chất và tinh thần, tránh không tạo các áp lực cho trẻ như trong học tập, quản lý quá mức, đồng thời quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ khỏi các mối nguy hại.
Để bệnh rối loạn phân ly ngày càng thuyên giảm trong xã hội, cha mẹ cần phải chú trọng đến việc nuôi dạy trẻ từ những năm tháng đầu đời, để trẻ có nhân cách vững vàng. Như chúng ta đã thấy rối loạn phân ly cũng xảy ra ở người lớn nếu có nhân cách yếu, do đó việc hình thành nội tâm vững chắc từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng, vì nó sẽ ảnh hướng lâu dài trong đời sống của mỗi người.
Nếu thấy trẻ mắc một trong các triệu chứng trên thì hãy liên hệ ngay cho đội ngũ bác sĩ/chuyên gia tâm lý của chúng tôi để nhận được những lời khuyên và liệu trình điều trị kịp thời